Cách giả lập ánh trăng và setup nguồn sáng đơn giản khi quay cảnh ngoại đêm

1. Các kỹ thuật setup ánh sáng để quay một số cảnh ngoại đêm

Cách giả lập ánh trăng và setup nguồn sáng đơn giản khi quay cảnh ngoại đêm

Bạn đang chuẩn bị thiết bị để quay một số cảnh ngoại đêm? Vậy thì bạn có thể tham khảo các kỹ thuật trong bài này.

1. Các kỹ thuật setup ánh sáng để quay một số cảnh ngoại đêm

Các cảnh ngoại đêm thường tạo ra những thách thức độc đáo về mặt ánh sáng cho các cinematographer. Họ không những cần phải vẽ ánh sáng lên một tấm canvas trống không là màn đêm, mà họ còn phải mô phỏng lại look và tạo cảm giác về ánh sáng, một nguồn sáng thường không đủ mạnh để bạn phơi sáng tốt. Nếu bạn không nắm rõ cách tiếp cận cho các cảnh quay ban đêm, thì bạn nên tham khảo video dưới đây từ Aputure. Trong đó, Ted Sim cùng DP Julia Swain chia sẻ cho chúng ta các chi tiết về quá trình set up ánh sáng và các kỹ thuật mà cô sử dụng để tạo ra ánh sáng giống như ánh sáng từ mặt trăng bằng cách tận dụng các đèn dân dụng.

Vì không thực sự có bất kỳ quy tắc cứng nhắc và bất biến nào trong set up ánh sáng, vậy nên không phải DP nào cũng chiếu sáng một cảnh theo cùng một cách. Mặc dù vậy, ba set up ánh sáng khác nhau từ Swain dưới đây sẽ giúp bạn có một điểm khởi đầu tốt để bắt đầu thực hành và nghiên cứu cách sử dụng ánh sáng trong quay phim, đặc biệt là đối với các cảnh ngoại đêm. Cô giới thiệu 3 set up căn bản trong các điều kiện: chỉ có ánh trăng, ánh trăng kết hợp với ánh sáng đèn dân dụng và bối cảnh chỉ chịu ảnh hưởng từ đèn dân dụng. Ba set up này sẽ giới thiệu cho bạn các khái niệm phổ biến và quan trọng nhất trong việc chiếu sáng cảnh ngoại đêm.

Indie Filmmaking: Creating Moonlight

Có rất nhiều thứ cần phải nghĩ đến khi bạn quyết định cách set up ánh sáng trong những cảnh như thế này, nhưng có lẽ khái niệm và vấn đề lớn nhất cần phải xem xét là ánh trăng (vai trò của nó trong shot và cách giả lập nó) và ánh sáng từ đèn dân dụng (cách bạn có thể tận dụng các bóng đèn sẵn có trong nhà để chiếu sáng cho cảnh).

Ánh trăng

Nếu bạn chưa từng giả lập ánh sáng trăng, Swain khuyên bạn nên làm dịu và tản rộng ánh sáng để giúp nó trông tự nhiên hơn. Bạn có thể làm được điều này bằng cách phản xạ ánh sáng từ key light từ một tấm phản quang hoặc khuếch tán ánh sáng đó để giảm cường độ ánh sáng chiếu lên chủ thể. Ngoài ra, việc phản xạ ánh sáng bằng một soft bounce sẽ mang đến cho bạn một look đẹp, dịu dàng với fill light.

Đèn dân dụng

How to Light a Night Scene | 4 Cinematic Tips for Moonlight

Set up thứ 2 của Swain cho bạn thấy việc set up ánh sáng cho một cảnh từ một môi trường hoàn toàn tối đen có thể phức tạp và chi tiết đến như thế nào. Cô không chỉ giả lập ánh trăng để chiếu sáng cho cảnh mà cô còn phải dùng đến hàng tấn đèn gia dụng, bao gồm đèn pha, đèn dây, cũng như nhiều đèn studio để giúp tăng cường độ ánh sáng cho các đèn dân dụng trong nhà. Mục đích của tất cả những việc này, hẳn nhiên là để cung cấp đủ ánh sáng để phơi sáng chính xác, nhưng nó còn giúp tạo chiều sâu cho cảnh và nhân vật. Từ hậu cảnh đến tiền cảnh, shot quay có rất nhiều thứ để thấy, nhưng nó cũng có thể thành công trong việc tạo cho người xem ảo tưởng rằng ánh sáng được tạo ra hoàn toàn từ những nguồn sáng mà họ nhìn thấy được trong khung hình.

Hi vọng bài viết này hữu ích dành cho bạn

Học ColorGrading từ cơ bản đến nâng cao không giới hạn phần mềm chỉ với 795k !!!

Học ColorGrading MIỄN PHÍ tại đây 

Soạn bởi: Phươngg Thảo

Nguồn: R.E.G

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *