Dựng phim là gì?
Như chúng ta đã biết, hình ảnh của bộ phim không được thu theo thứ tự, chưa nói mỗi cảnh đôi khi phải quay nhiều lần, dài ngắn khác nhau do đó không thể sử dụng ngay mà phải “xào nấu”, sắp xếp lại trước khi trình chiếu. Công việc sắp xếp, xào nấu này thuật ngữ chuyên môn gọi là Dựng phim. Nói cách khác, dựng phim là tổ chức hệ thống các cảnh nối tiếp nhau qua kỹ thuật cắt-dán.
Dựng phim thoạt tiên là công việc mang tính kỹ thuật, nhưng qua quá trình ứng dụng người ta phát hiện ra rằng những mối nối khác nhau sẽ cho ra những hiệu quả khác nhau. Từ đó, dựng phim biến thành nhân tố nghệ thuật quan trọng trong sáng tác điện ảnh.
Công việc cụ thể của người dựng phim
Từ những chất liệu thô ban đầu sau khi quay phim thu được, người dựng phim, bằng việc sử dụng những công cụ kỹ thuật máy móc kết hợp với tư duy nghệ thuật sẽ giúp trình bày lại bộ phim theo nhiều cách khác nhau (tùy vào ý đồ của câu chuyện hoặc của đạo diễn)
Để làm được như thế, người dựng phim phải đảm bảo tuân rất nhiều những khâu nhỏ trong quy trình, cụ thể ta có thể kể đến:
- Phải hiểu tầm nhìn của đạo diễn cho bộ phim thông qua việc đọc kịch bản quay và làm việc trực tiếp với đạo diễn
- Tìm hiểu kỹ từng đoạn, cảnh quay, và đặc biệt lưu ý các cảnh mà đạo diễn nhấn mạnh trong quá trình quay và hình thành trong đầu bố cục của bộ phim
- Xem kỹ từng cảnh quay, footage cần thiết của bộ phim, lựa chọn các cảnh hợp lý đáp ứng tốt nhất yêu cầu của kịch bản và đạo diễn
- Biên tập các phân đoạn và kết hợp chúng thành một câu chuyện
- Làm việc trực tiếp với người biên tập âm nhạc, âm thanh của bộ phim Chèn âm nhạc, hiệu ứng âm thanh, đối thoại vào phim
- Xem lại và chỉnh sửa để hoàn thành một bản dựng phim thô.
- Sau đó gửi cho đạo diễn và các nhà sản xuất xem. (Có thể mất tới 3 tháng để có thể dựng hoàn thành một bộ phim dài 90 phút)
- Chỉnh sửa theo yêu cầu của đạo diễn, nhà sản xuất, hoàn thành để phát hành bộ phim. (Việc này có thể mất khoảng 1 tháng để hoàn thành bộ phim dài 90 phút)
Những kỹ năng cần có của một người dựng phim
Một người dựng phim cần phải có cả hai kỹ năng: kỹ thuật làm phim và nghệ thuật làm phim.
Nếu bạn không thích làm việc liên tục nhiều giờ, có tính vội vàng hoặc thích làm việc một mình thì công việc dựng phim không phải dành cho bạn.
Đồng thời, nếu bạn không thể làm việc tốt với những người khác hoặc không sẵn sàng để theo kịp với thay đổi công nghệ, bạn sẽ được hạnh phúc hơn trong một công việc khác hơn là người dựng phim.
Nhưng nếu bạn thích công việc cụ thể và một phần của một ekip sản xuất lớn trong ngành công nghiệp phim ảnh, dựng phim có thể là nghề nghiệp cho bạn. Nếu bạn đang quan tâm trở thành một người dựng phim chuyên nghiệp, đây là một số kỹ năng mà bạn sẽ cần:
- Kiến thức về ngành điện ảnh và sản xuất phim
- Kiến thức về các phần mềm dựng phim, công cụ biên tập (thông qua quá trình học tập tại trường lớp và tự trau dồi)
- Kiên trì, tỉ mỉ và cẩn thận, có óc tư duy sáng tạo
- Kiến thức về nhiếp ảnh, âm thanh Khả năng làm việc độc lập
- Có đầu óc logic, tư duy hình ảnh tốt
- Kỹ năng giao tiếp tốt với đạo diễn, chuyên viên âm thanh và hiệu ứng.
- Bình tĩnh và tự tin trong môi trường làm việc căng thẳng
- Sẵn sàng làm việc nhiều giờ
- Có quan điểm nghệ thuật riêng
Cơ hội nghề nghiệp của người dựng phim:
Có thể nói, bất kỳ một sản phẩm hình ảnh động (visual) nào muốn được phát sóng, công chiếu hay đăng tải lên mạng cũng cần phải bước qua khâu dựng. Chính vì thế, với sự phát triển của ngành truyền thông hiện này ở Việt nam, trở thành một nhà dựng phim chuyên nghiệp sẽ mang lại cho bạn một thu nhập khá tốt từ nghề này. Một số nơi mà người dựng phim làm việc có thể kể đến:
- Các hãng phim: tư nhân và nhà nước
- Các đài truyền hình từ trung ương đến địa phương
- Các đơn vị, công ty truyền thông. Hiện nay, với chính sách xã hội hóa truyền thông, các công ty truyền thông tư nhân xuất hiện ngày càng nhiều và mỗi lúc một phát triển hơn. Đây cũng là nơi sản xuất phần lớn các chương trình phục vụ cho các đài truyền hình. Chính vì thế, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ở những công ty này là rất lớn.
Hi vọng bài viết này hữu ích cho bạn. Học thêm nhiều kỹ thuật chỉnh sửa video miễn phí tại đây nhé !
Soạn bởi: Phươngg Thảo
Nguồn: R.E.G